Bệnh thương hàn gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không chỉ gà con mà ngay cả gà trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh thương hàn. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, tỷ lệ vật nuôi tử vong rất cao. Muốn hiểu sâu hơn về bệnh thương hàn gà, cùng sv388.direct tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây, để có cách nhận biết, chữa trị hiệu quả và hạn chế rủi ro về kinh tế.

Nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn ở gà

Đây là căn bệnh phổ biến ở gia cầm, do vi khuẩn có tên khoa học Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Thời gian ủ bệnh thương hàn gà là 3-4 ngày và phát bệnh có khi kéo dài cả tháng. Ở mọi lứa tuổi từ gà mới nở, cho tới gà được vài ngày và gà trưởng thành đều có khả năng mắc bệnh thương hàn.

Bệnh thương hàn ở gà xảy ra ở mọi lứa tuổi
Bệnh thương hàn ở gà xảy ra ở mọi lứa tuổi

Con đường truyền bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn của gà có 2 đường lây lan. Một là lây trực tiếp, từ gà mẹ truyền sang trứng. Hai là lây từ qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi…

Các triệu chứng nhận biết bệnh thương hàn gà

Tiếp tục, chuyên gia SV388 chia sẻ các dấu hiệu nhận biết gà mắc bệnh thương hàn, để bà con quan sát và theo dõi tình trạng, diễn biến cũng như có phương án điều trị cho hợp lý.

  • Gà chậm lớn, bụng xệ.
  • Vật nuôi bị chướng hơi, đầy bụng, đi kèm với mệt mỏi và chán ăn.
  • Tiêu chảy, phân dạng lỏng có màu trắng, kèm theo chất nhầy.
  • Khu vực xung quanh hậu môn bị bết dính do phân.
  • Đối với gà mái thì tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt.
  • Đối với nhiều trường hợp, gà chết đột ngột do cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng.
Khi vật nuôi mắc bệnh thương hàn gà có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, phân dạng lỏng
Khi vật nuôi mắc bệnh thương hàn gà có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, phân dạng lỏng

Bệnh tích bệnh thương hàn ở gà

Muốn hiểu sâu hơn, bà con SV388 tiến hành mổ vật nuôi sẽ nhận diện rõ hơn về bệnh thương hàn gà.

  • Đối với gà con: Lòng đỏ không tiêu, bộ phận gan bị hoại tử có nốt kèm theo màu vàng và có vệt máu. Túi mật bị bị sưng to.
  • Đối với gà trưởng thành và gà đẻ: Buồng trứng bị biến dạng, trên các bộ phận như gan, tim, mề, phổi và ruột có các vết lở loét, gan bị hoại tử… Thận gà bị sưng đôi khi lại xuất huyết.

Cách điều trị bệnh thương hàn nhanh khỏi, gia cầm khỏe mạnh

Tới đây chắc chắn chủ chăn nuôi SV388 đã nắm rõ được bệnh tích. Tiếp tục bài viết sẽ chia sẻ cách điều trị bệnh thương hàn gà nhanh khỏi, để vật nuôi khỏe mạnh. Cụ thể là:

Bước 1: Cách ly ngay gà bệnh và khử trùng chuồng trại.

  • Bà con cách ly gà ốm yếu, có biểu hiện mắc bệnh ra khu vực riêng để điều trị, nhằm tình trạng lây lan sang cả đàn.
  • Dùng thuốc sát trùng khu vực chuồng trại và lân cận. Có thể dùng Povidine – 10% cao cấp pha với liều lượng 10m/3l nước rồi tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng trại, để tránh dịch bệnh lây lan.

Bước 2: Tiến hành xử lý triệu chứng và bồi bổ cho gia cầm trước khi dùng kháng sinh điều trị bệnh thương hàn gà.

  • Bà con dùng tay (có đeo găng tay) để gỡ phân dính ở hậu môn và cắt bớt lông ở khu vực đó.
  • Dùng Paracetamol để gia cầm được hạ sốt.
  • Kết hợp sử dụng vitamin C + Glucose + Vitamin K để sức đề kháng của gà tăng.
  • Thêm vào đó, giải độc gan thận cho gà và bổ sung men tiêu hóa cao tỏi TPs.

Bước 3: Dùng kháng sinh để kìm hãm và tiêu diệt bệnh thương hàn gà.

  • Chủ chăn nuôi có thể dùng Flofenicol, Colistin… để dùng cho gà. Trước khi sử dụng nhớ đọc kỹ thông tin được ghi trên bao bì, sao cho đúng liều lượng, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Ngoài ra, bà con có thể dùng thuốc Sulfamix để chữa bệnh thương hàn vừa hiệu quả và an toàn cho gia cầm. Đây là loại thuốc vừa có thể tiêm, hoặc pha với nước, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Trong quá trình điều trị bệnh thương hàn gà, chủ chăn nuôi cho vật nuôi dùng vitamin K tăng sức đề kháng
Trong quá trình điều trị bệnh thương hàn gà, chủ chăn nuôi cho vật nuôi dùng vitamin K tăng sức đề kháng

Biện pháp phòng chống bệnh thương hàn ở gà

Đã là chủ chăn nuôi chẳng có ai mong muốn mắc bệnh thương hàn gà, do đó phải nâng cao biện pháp phòng chống. Người nuôi SV388 cần thực hiện các điều như sau:

Vệ sinh chuồng gà thường xuyên và phun thuốc sát khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh
Vệ sinh chuồng gà thường xuyên và phun thuốc sát khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh
  • Chuồng trại cần tiến hành dọn dẹp thường xuyên, khử trùng bằng Haniodine 10%, Hankon, Hanmid. Dụng cụ đựng thức ăn và nước uống cần lau chùi hàng ngày, để ngăn chặn vi khuẩn ẩn nấp.
  • Gà mới mua về cần phải theo dõi và cách ly ở khu vực riêng, khoảng độ 10 ngày rồi mới cho vào chuồng trại.
  • Thức ăn cung cấp cho vật nuôi phải đầy đủ dưỡng chất, còn hạn sử dụng và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia cầm.
  • Bổ sung khoáng chất, vitamin và thuốc bổ… tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh thương hàn gà hiệu quả.
  • Chủ động tiêm vắc xin cho gà để phòng bệnh.
  • Định kỳ nên có phương án xét nghiệm, chẩn đoán và sàng lọc gia cầm… bằng phương pháp PCR để có biện pháp khắc phục tình trạng đó.

Sv388.direct hi vọng qua chuyên mục tin tức này sẽ hiểu rõ hơn về bệnh thương hàn gà. Từ đây chủ chăn nuôi sẽ nâng cao biện pháp phòng chống bệnh để gia cầm khỏe mạnh, tăng năng suất cho bà con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *