Dấu hiệu nhận biết gà bị chướng diều khô chân và cách điều trị

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng gà bị chướng diều khô chân. Nếu không phát hiện, chữa trị đúng cách sẽ lây lan sang cả đàn, tỷ lệ chết từ 5-30%, rủi ro kinh tế cho bà con. Muốn hiểu sâu hơn về căn bệnh gia cầm này, cùng Sv388.direct tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây.

Nguyên nhân gà bị chướng diều khô chân

Diều là bộ phận chứa thức ăn của gà. Khi phần diều của vật nuôi căng lên và dùng tay sờ vào có thể cứng hoặc mềm, đó là tình trạng chướng diều. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do gia cầm đang mắc bệnh Newcastle (ND), do nấm hoặc bội thực thức ăn và nước uống…

Ngoài các lý do đó, gà bị chướng diều khô chân còn do mật độ nuôi, úm quá dày, không đảm bảo quy định của thú y. Hoặc do chuồng trại có ánh sáng quá nhiều hoặc nhiệt độ quá nóng… cũng khiến cho gia cầm mắc phải bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng gà chướng diều khô chân, bà con cần tìm hiểu
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng gà chướng diều khô chân, bà con cần tìm hiểu

Triệu chứng nhận biết gà bị chướng diều khô chân

Tiếp tục, SV388 chia sẻ cho bà con các dấu hiệu nhận biết gà mắc chứng diều khô chân. Đó là:

  • Như ở trên có đề cập, diều là bộ phận chứa thức ăn của gà. Trước khi chuyển tới bộ phận tiêu hóa thì thức ăn được làm mềm trước ở gà. Tuy nhiên, khi gà bị chướng diều thì bộ phận này sẽ phình to, cứng…
  • Thêm nữa, gà có triệu chứng bỏ ăn, hoặc ăn quá ít. Do thức ăn ở diều không tiêu, dẫn tới vật nuôi luôn có cảm giác đầy hơi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho gà bị tử vong.
  • Dùng tay vạch mỏ của gà, chủ chăn nuôi cảm nhận hơi thở có mùi khó chịu.
  • Vật nuôi thường xuyên lắc đầu, tưởng như đang bị hóc chứng tỏ gà bị chướng diều khô chân.
  • Gà mệt mỏi, ủ rũ, thường hay đứng co ro. Vật nuôi bị tiêu chảy, phân dạng lỏng có màu trắng và mùi hôi khó chịu.
  • Hai mắt của gà lờ đờ, cảm nhận như nhắm lại.
  • Chân gà bị khô, có vảy thâm… do gia cầm bị mất nước lâu ngày.
Gà chướng diều khô chân có triệu chứng, chân bị khô và đóng vảy
Gà chướng diều khô chân có triệu chứng, chân bị khô và đóng vảy

Chia sẻ cách điều trị gà bị chướng diều khô chân

Trong quá trình chăn nuôi, bà con cần quan sát, theo dõi gà thường xuyên. Khi phát hiện vật nuôi có các triệu chứng được liệt kê ở trên, cần lên phương án điều trị gà bị chướng diều khô chân.

Đối với gà con

Bà con cần tách gà bệnh ra khu vực riêng. Cần duy trì nhiệt độ phù hợp nhằm tình trạng vật nuôi bị mất nước và sốc nhiệt. Tiếp tục, chủ chăn nuôi dùng thuốc Immuno Ones để trị gà bị chướng diều khô chân, kết hợp dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất khác nữa…

Cần cách ly gà con ra khu vực riêng để điều trị chứng chướng diều khô chân
Cần cách ly gà con ra khu vực riêng để điều trị chứng chướng diều khô chân

Đối với gà trưởng thành

Cũng giống như gà con, chủ chăn nuôi SV388 cần tách riêng gà bị chướng diều khô chân sang chuồng riêng, để hạn chế lây sang gà khỏe. Tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, khử trùng khu vực chăn nuôi.

Chủ chăn nuôi có thể dùng tỏi giã nhuyễn rồi trộn thức ăn cho gà ăn. Còn không thì dùng nhánh gừng giã nát, pha với nước ấm, dùng xi lanh bơm trực tiếp vào miệng gà. Đây là liều thuốc dân gian thực hiện 3 lần/ ngày, sáng, trưa và chiều, thì triệu chứng chướng diều sẽ hết. Ngoài gừng, có thể thể dùng mật ong thay thế, cách thức thực hiện tương tự, nên cho vật nuôi uống vào buổi tối.

Có thể dùng gừng để chữa gà bị chướng diều khô chân hiệu quả, được bà con sử dụng rộng rãi
Có thể dùng gừng để chữa gà bị chướng diều khô chân hiệu quả, được bà con sử dụng rộng rãi

Kết hợp với đó là dùng chất điện giải multivitamin và men tiêu hóa cho vật nuôi uống. Bên cạnh đó, bà con SV388 có thể xoa bóp diều của gà để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Thêm vào đó, cán bộ thú y khuyên bà con dùng FUNGICID Thái + T.COLIVIT + T.CÚM GIA SÚC + SUPER VITAMIN cho gà.

Một số lưu ý ngăn ngừa bệnh chướng diều khô chân ở gà

Tới đây, bà con SV388 đã nắm được cách điều trị gà bị chướng diều khô chân. Cuối cùng bài viết sẽ chia sẻ cho chủ nuôi một số lưu ý để ngăn ngừa bệnh này, để gia cầm được khỏe mạnh, tăng năng suất cho bà con.

  • Thức ăn cho gà không quá cứng hoặc quá rắn sẽ khó khăn trong việc tiêu hóa. Bà con nên băm nhỏ và dùng thức ăn mềm cho vật nuôi.
  • Tránh tình trạng xót ruột, cũng như giúp vật nuôi tiêu hóa nhanh, chủ chăn nuôi bổ sung rau xanh trong chế độ ăn thường ngày.
  • Cung cấp đủ nước cho vật nuôi uống trong một ngày để không mắc chứng gà bị chướng diều khô chân.
  • Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung men tiêu hóa cho gà bằng cách trộn với thức ăn hoặc pha với nước uống để hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
  • Ngoài ra, chủ chăn nuôi cần thực hiện khử khuẩn chuồng trại, đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ bằng formol 2% hoặc dipterex 6,5g/lít nước. Máng ăn, máng uống cần cọ rửa thường xuyên.
  • Nguồn thực phẩm cho gà phải đảm bảo khâu vệ sinh, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Mật độ nuôi phù hợp, tránh tình trạng quá tải… rồi tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh.

Sv388.direct hi vọng qua chuyên mục tin tức này sẽ cung cấp cho bà con các kiến thức hữu ích về căn bệnh gà bị chướng diều khô chân. Đây là tình trạng phổ biến ở các trang trại nuôi gà, do đó chủ chăn nuôi nâng cao biện pháp phòng tránh là tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *